Visa hay còn gọi là thị thực là mộc dấu hoặc tờ giấy dán trực tiếp vào hộ chiếu hoặc là visa rời, visa điện tử nó thể hiện rằng, một cá nhân được phép nhập cảnh vào một quốc gia nào đó.
Vậy hộ chiếu là gì? Hộ chiếu có tên tiếng Anh mà mọi người vẫn hay gọi là Passport, hay theo người Việt Nam gọi là sổ xanh.
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đã nghe nói rất rất nhiều về visa, nhưng một số người vẫn chưa hiểu rõ Visa là gì?
VISA là gì?
Visa hay còn gọi là thị thực là mộc dấu hoặc tờ giấy dán trực tiếp vào hộ chiếu hoặc là visa rời, visa điện tử nó thể hiện rằng, một cá nhân được phép nhập cảnh vào một quốc gia nào đó.
Vậy hộ chiếu là gì? Hộ chiếu có tên tiếng Anh mà mọi người vẫn hay gọi là Passport, hay theo người Việt Nam gọi là sổ xanh.
Ngoài ra có thể nói nôm na, hộ chiếu chính là chứng minh thư quốc tế là điều kiện cần để xuất cảnh và nhập cảnh trở lại quốc gia của mình.
Như vậy muốn ra nước ngoài điều đầu tiên phải có passport, tiếp đến là xin visa.
Tuy nhiên do chính phủ giữa các nước khác nhau sẽ có ký những thoả ước khác nhau nên có quốc gia cần xin visa, những quốc gia khác thì không.
Tính đến hiện nay, với việc cầm sổ xanh Việt Nam trên tay các bạn sẽ được miễn thị thực (không cần xin visa) ở 77 quốc gia với mục đích du lịch. Tuỳ mỗi quốc gia khác nhau sẽ quy định thời hạn miễn thị thực khác nhau dao động từ 14 ngày đến 180 ngày nhưng phổ biến nhất vẫn nằm trong khung 14 ngày đến 30 ngày.
Phân loại visa
Xét về vấn đề biên giới, ta sẽ phân visa thành 2 loại:
+ Visa nhập cảnh: là visa cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam và được cấp bởi 1 trong 3 cục xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công An, có đặt trụ sở tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoặc Đại Sứ Quán của Việt Nam đặt tại nước ngoài.
+ Visa xuất cảnh là visa cấp cho người Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài và được cấp bởi Đại sứ Quán/ Lãnh Sự Quán của nước ngoài đặt tại Việt Nam.
Xét về hình thức, visa phân thành 2 loại
+ Visa giấy là visa được dán trực tiếp lên một trang bất kỳ trong hộ chiếu và sẽ gắn liền với cuốn hộ chiếu cho đến khi hộ chiếu hết hạn hoặc hết trang.
+ Visa điện tử là visa được cấp thông qua việc nộp hồ sơ online, phía ĐSQ sẽ gửi visa qua email, KH có thể in ra kèm theo visa khi xuất trình với cơ quan hải quan.
Xét về thời hạn, visa phân thành 2 loại
+ Visa ngắn hạn là visa dưới 30 ngày đến 12 tháng
+ Visa dài hạn là visa có thời hạn trên 12 tháng
Chúng ta sẽ tìm hiểu về visa nhập cảnh
Xét về mục đích của visa, ta có thể chia thành các loại sau:
+ Visa cấp cho người dự hội thảo và hội nghị tại Việt Nam thời hạn tối đa là 03 tháng có ký hiệu là HN
+ Visa cấp cho người nước người nước ngoài vào Việt Nam du lịch thời hạn tối đa là 03 tháng có ký hiệu là DL
+ Visa cấp cho người người nước ngoài vào thăm thân với mục đích khác thời hạn tối đa là 06 tháng có ký hiệu là VR
+ Visa cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương có thời hạn tối đa là 12 tháng và có ký hiệu là LV1-LV2
+ Visa cấp cho các thành viên cơ quan đại diện ngoại giao có thời hạn tối đa là 12 tháng có ký hiệu là NG1-NG4
+ Visa cấp cho người vào làm việc với Doanh nghiệp ở Việt Nam thời hạn tối đa là 12 tháng có ký hiệu là DN.
+ Visa cấp cho người nước ngoài vào làm việc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài… tại Việt Nam thời hạn tối đa là 12 tháng có ký hiệu là NN3.
+ Visa cấp cho người vào học tập, thực tập thời hạn tối đa là 12 tháng có ký hiệu là DH.
+ Visa cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam hoặc làm việc ngắn hạn tại Việt Nam thời hạn tối đa là 12 tháng có ký hiệu là PV1-PV2.
+ Visa cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài có visa ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là thân nhân (Cha, mẹ, vợ, chồng, con) của công dân Việt Nam thời hạn tối đa là 12 tháng có ký hiệu là TT.
+ Visa cấp cho người nước ngoài vào lao động lại Việt Nam thời hạn tối đa là 24 tháng có ký hiệu là LĐ.
+ Visa cấp cho người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thời hạn tối đa 60 tháng được ký hiệu ĐT.
Việc xin visa cũng không phải quá dễ hoặc quá khó, phụ thuộc khá nhiều vào lịch sử lưu trú tại Việt Nam và các quốc gia khác.
Để xin được visa nhập cảnh vào Việt Nam, thì hồ sơ người nước ngoài phải có đầy đủ xác nhận của các cơ quan:
Đại sứ quán/ LSQ nước ngoài tại Việt Nam hoặc ngược lại, xác nhận của Sở Ngoại vụ/ Cục Lãnh sự, Dịch Thuật, Công chứng tư pháp.